HUYỀN VŨ tên thật là Nguyễn
Ngọc Nhung sanh năm 1914 tại Phan Thiết . Ông vốn là Nhà viết kịch ,
nhà báo thể thao và trên hết ông là một bình luận viên , xướng ngôn viên
tường thuật thể thao nổi tiếng ở Saigon trước năm 1975 . Nhất là về bộ
môn bóng tròn. Độc nhất vô nhị hay Vô tiền khoáng hậu, tại miền Nam Việt
Nam đến thời điểm này vẫn không ngoa. Dù sau năm 1975 đài Truyền hình
TPHCM có cặp bình luận viên Trần Hoà Bình và Lê Văn Tỉnh bình luận cũng
khá hay, nhưng cũng không bằng 50% cách nói chuyện của ông .
Vào nghề tường thuật bóng tròn từ năm 1951, cho đài Phát thanh Quân
Đội Saigon, rồi sau nầy là Đài Pháp Á rồi Đài phát thanh Saigon hay sau
nầy Truyền hình Việt Nam (Saigon). Cho đến tháng 04/1975 . Di tản
sang Hoa Kỳ. Ông có thời gian phục vụ cho người hâm mộ môn túc cầu bằng
giọng nói phong phú trời cho, hay còn gọi đơn giản là trái banh da 24
năm (cách gọi tại Saigon thời đó). Từ thời đội tuyển VN đá sơ đồ cổ
điển của Anh Quốc 3-2-2-3 tức là WM. Cho đến khi đội tuyển Tây Đức giành
WC 1974. mình rinh về chiến thuật 4-2-4. Thời mà tiền vệ trung tâm
gọi là Tiền Nội, và tiền đạo đá 4 người với 2 Trung Phong và hai góc
trái phải .
Ông tường thuật bằng giọng nói chính hiệu
Saigon, sang sảng, hùng hồn rỏ ràng từng chữ, từng câu một, dễ nghe,
dễ hiểu. Cực kỳ sôi nổi, khiến người nghe có cảm giác như là đang
ngồi xem tại vận động trường Cộng Hoà nay là sân Thống Nhất. Cái hay là
hình như ông đang đọc được ý nghỉ trong đầu các cầu thủ chơi banh trên
sân. Ông phán đoán chính xác, tình huống trước khi cầu thủ này chuyền
banh cho cầu thủ nọ. Giống như là phù thủy đang hướng dẫn cho cầu thủ
chơi banh trên sân cỏ về cách chơi theo ý của ông. Nghĩa là ông đọc
được 99.99% những việc gì mà các cầu thủ sẽ làm với trái banh da. Khi
cầu thủ đang dẫn banh xâm nhập vào vòng cấm địa đội bạn, ông hò hét
thiếu điều bể giọng, khiến người xem như muốn bay bổng trên không trung, cầu thủ sút banh ông gào lên sút, sút ....nếu vào thì ông gào rú lên
D......Z.......Ô.... xong ông diễn lớp lang lại cách dẫn banh rồi hướng
sút và đường đi của trái banh diễn tả tâm trạng của cầu thủ ghi bàn,
tâm trạng của thủ môn rồi cầu thủ hai đội khán giả trên sân. Còn nếu bị
dội xà ngang, trúng cột dọc, banh trật ra ngoài trong gang tấc đều
chính xác từng ly, từng tí. Chớ không như kiểu sút đi ... sút đi
.... vào .. vào rồi nhưng lại không vào. Lâu lắm rồi không có dịp nghe
nói lại câu sút cầu âu, hay một con én không thể nào kéo được mùa xuân
để diễn tả tâm trạng một cầu thủ giỏi không thể nào gánh nổi một đội
banh yếu.
Có những lúc cầu thủ hai đội tiết giảm lại
nhịp điệu trận đầu, thừa thời gian, ông lại như một nhà văn , nhà thơ
diễn tả tâm trạng cầu thủ, khán giả bầu trời gió mát trăng thanh
.v.v... đó là điều đến mãi bây giờ chưa có người thứ hai làm được .
Khi hai đội đang hoà nhau 0-0, thì ông nói là hoà không
không, còn khi nào hoà có tỉ số mới gọi là hoà đều, chớ không gọi
chung chung như bây giờ là hoà không đều. Thí dụ như có 2 hoặc 4 đồng
mới có thể chia đều. Còn không có cắc bạc nào lấy gì để chia đều cho
nhau ? Chữ nghĩa người Việt bao đời nay phong phú và rành rọt từng ý một
!
Ông tường thuật bóng tròn Quốc Gia hay Quốc Tế gì
cũng hay như nhau. Điển hình là World cúp 1974 tại Munich Tây Đức cũng
hấp dẫn y như vậy. Tạo cảm giác cho khán thính giả được sống trong bầu
không khí tại vận động trường trước trước 22 cầu thủ bằng xương , bằng
thịt với trái banh da chớ không phải là đang dán tai vào làn sóng phát
thanh, trên cái Radio trực tiếp tường thuật xa tít mù tè tận bên Munich
.....
Những năm cuối đời lúc còn mạnh khỏe, minh mẫn ông
có viết và xuất bản một cuốn sách TÔI LÀ KÝ GIẢ THỂ THAO tại Hoa Kỳ .
Ông mất ngày 24.08.2005 tại Virgina Hoa Kỳ hưởng thọ 91 tuổi .
- Kể lại theo trí nhớ và một số tin tức trên mạng Internet.
Ảnh trên mạng XH FB TNH
Tuesday, December 3, 2019
Friday, September 13, 2019
TÌNH XƯA - Thạch Lam
Ngày
theo học trường tỉnh Thái Bình, tôi ở trọ nhà ông Cả Vinh, một nơi quen
biết của thầy mẹ tôi. Ông Cả cũng có người con trạc tuổi chúng tôi đi
học, bởi vậy ông cho học trò đến ở, lấy cớ rằng để anh Hòe, con ông,
được vui anh vui em. Thực ra, ông bà Cả muốn chứa trọ để kiếm lời. Nhà
ông nghèo lại đông con, và số tiền tháng của ba chúng tôi cũng đủ giúp
cho bà Vinh một cái vốn nhỏ để buôn bán.
Ông
Cả ở một lớp nhà cổ, một cái nhà ngói năm gian chạy dài mặt phố và một
căn nhà lá rộng, đầy những hàng hóa của bà Cả, rồi đến nhà dưới và bếp.
Đằng sau nhà có một miếng đất trồng cây cối, ngăn với bãi cỏ hoang của
tỉnh bằng một hàng rào râm bụt thấp. Ngay trước nhà gạch trông ra, có
một cái sân vuông và hẹp, có bể nước lớn. Cái sân đó là giang sơn riêng
của ông Cả: một cái núi non bộ nhỏ trong cái bể con bằng xi măng và hai
dẫy chậu trồng đủ các thứ lan. Cũng như nhiều người rỗi khác, ông Cả có
cái ham mê những công việc tỉ mỉ. Sớm chiều lúc nào tôi cũng thấy ông
lom khom ở ngoài sân, cúi mình tỉa xén các chậu lan hay sửa sang non bộ.
Thật là một dịp trọng vọng nếu chậu lan có chúm một dò hoa. Phải nhìn
vẻ vui sướng trên mặt ông lúc bấy giờ mới hiểu. Ông gọi chúng tôi ra xem
hoa, với cái tự kiêu của một chủ nhân ông khéo léo; rồi hàng giờ ông
đứng lặng ngắm chậu lan, dường như để đợi chờ bông hoa nở.
Sân
gạch ngay chỗ cửa sổ buồng học chúng tôi trông ra, và lúc nào ngửng lên
trên sách, chúng tôi cũng thấy bóng ông. Sự chăm chút âu yếm và cẩn
trọng của ông làm chúng tôi buồn cười. Nếu không có anh Hòe cùng ngồi
đấy, chúng tôi đã bàn định tinh nghịch đùa ông một chuyến.
Bữa
cơm họp đông đủ cả nhà: chúng tôi, anh Hòe và ông Cả ngồi ăn cơm nhà
trên, còn bà Cả với hai cô con gái và đứa em nhỏ ăn riêng dưới bếp. Hai
mâm cơm khác nhau: bữa cơm chúng tôi ăn ngày nào cũng có thịt cá, còn
bữa cơm ở dưới nhà chỉ toàn rau muống và đậu phụ. Không bao giờ chúng
tôi thấy có món ăn khác, và có lúc chúng tôi thầm phàn nàn cho sự kham
khổ của bà Cả và hai cô con gái. Vẻ xanh xao của Lan và Huệ không làm
chúng tôi ngạc nhiên. Đó là hai thiếu nữ lặng lẽ và kín tiếng, không lúc
nào cười nói to.
Bởi
vậy tuy hai cô cũng trạc tuổi với chúng tôi, tôi cũng không để ý đến. Ở
trong buồng học trông ra, thỉnh thoảng tôi thấy bóng Lan đi qua sân
xuống nhà dưới hay với tay múc nước trong bể. Nhưng cách đi đứng khép
nép và cách phục sức nhã nhặn của cô không gợi ý chúng tôi bao giờ.
*
Chúng tôi ở trọ nhà ông Cả đã được ngót hai năm. Tôi thích ở đấy, giữa những người giản dị, và riêng đối với tôi, ông Cả rất có cảm tình.
Chúng tôi ở trọ nhà ông Cả đã được ngót hai năm. Tôi thích ở đấy, giữa những người giản dị, và riêng đối với tôi, ông Cả rất có cảm tình.
Anh
Hòe là một cậu học trò rất đần và dốt, chậm trí khôn; cùng vào học mà
tôi lên lớp nhất, anh mới học lớp nhì. Bởi vậy ông Cả nhờ tôi rèn cặp
cho anh ta, và bảo ban thêm. Tôi gắng làm công việc đó một cách chu đáo,
nên ông Cả tỏ ý biết ơn. Những lúc nào anh Hòe chậm hiểu bài hay làm
tính hỏng, ông Cả thường gắt bảo:
-
Mày không xem cậu Bình đấy mà bắt chước. Cậu ấy học sáng bao nhiêu, mà
lại chịu khó nữa. Tôi lặng yên và tìm cớ lánh ra ngoài để anh Hòe khỏi
ngượng.
Từ
đấy, tôi được gia đình ông Cả trọng vọng và yêu quý. Số tiền trọ trả
sòng phẳng, và những quà cáp mà mẹ tôi không bao giờ quên mang đến biếu
ông Cả mỗi khi lên thăm con, khiến bà Cả có ý biệt đãi tôi. Tiếng bà dịu
đi và trở nên êm ái mỗi khi nói với tôi; khi nào về muộn, bà dành phần
riêng cho tôi những món ăn ngon và một mâm cơm tươm tất. Hai bạn tôi
ganh tị, thường nói mát:
- Thôi, sắp làm rể bà Cả đi thì vừa. Cho chúng tao ăn cỗ cưới với nhé!
Tôi
mỉm cười không trả lời, vừa nghĩ đến cô gái cả bà chủ trọ: cô thiếu nữ
ấy không làm tôi có chút ý gì. Mà thật ra, tôi cũng không biết mặt mũi
cô ta thế nào cả: tôi chưa bao giờ nhìn kỹ cô ta.
Về
cuối tháng tám năm ấy, sau ngày nhập trường ít lâu, một việc xảy đến
làm náo loạn các học trò: một thiếu nữ, cô Bích, vào học lớp nhất lẫn
với bọn con trai. ở Thái bấy giờ trường con gái chưa có lớp trên, mà cô
này đã học hai năm liền ở lớp nhì rồi. Cha mẹ cô không thể gửi cô lên Hà
Nội, bèn xin cho cô vào học trường con giai. Sau khi đắn đo mãi, ông
đốc trường bằng lòng để cô học lớp nhất. Ngày đầu cô đến trường, bọn học
trò thầm thì bàn tán và chỉ tay về phía cô. Ngay thày giáo chúng tôi
cũng có vẻ ngượng nghịu. Nhưng chỉ bọn học trò chúng tôi là xôn xao
nhất. Chúng tôi không thể quên được có một người con gái lẫn vào trong
lớp. Cô Bích lại đẹp và rất có duyên. Tất cả lớp ra công cố sức để bắt
chim cô. Những bức thư tình gửi đi như bươm bướm. Chính tôi, tôi cũng
yêu thầm nhớ vụng cô ta.. Và vì thế mà tôi bắt đầu để ý đến các cô thiếu
nữ.
Rất
lâu, việc cô Bích vào học là đầu đề câu chuyện trong bữa ăn của chúng
tôi. Chúng tôi thuật lại cho nhau nghe những cử chỉ của cô và của những
anh mê cô. Anh Hòe cục mịch quá, không biết nói gì về chuyện ấy, nhưng
ông Cả, tuy ngày thường rất đạo mạo, cũng thỉnh thoảng tự cho phép một
câu nói đùa hóm hỉnh. Ông vuốt hai bên mép râu và nhìn chúng tôi cười
một cách tự đắc. Tiếng ồn ào của chúng tôi đến tai bà Cả ở gian bên, và
bà cũng chen vào một câu nói:
- Cô ta ở đấy thì học với hành gì được. Không khéo lại tằng tịu với anh nào thôi.
Ngưng một lát, bà lại hỏi đùa:
- Sao cậu Bình không nhân ngãi phăng với cô ta có được không?
Tôi chưa kịp trả lời, hai anh bạn tôi đã nhao nhao lên đáp:
- Có, có đấy ạ. Cô ấy để ý đến anh Bình lắm ạ, vì anh ấy học giỏi nhất lớp.
Tôi
toan cãi, nhưng lại thôi, lòng cũng hơi thích vì lời nói ấy. Một lát
yên lặng theo sau câu chuyện. Rồi có tiếng thanh và nhỏ của con gái bên
kia. Cô Lan nói chuyện với mẹ; tôi lắng tai chú ý, nhưng tiếng nói khẽ
quá, không nghe rõ gì cả.
Một hôm giờ ra chơi, anh Ngạc, người bẻm mép và láu chuyện nhất lớp, bỗng tự dưng vỗ vào vai tôi, bảo:
- Sáng nay nhân tình mày ra phố mua sắm cho mày ăn phải không?
Tôi ngơ ngác chưa hiểu Ngạc nói gì, thì anh đã nhìn tôi nháy một bên mắt rất ý nghĩa, tiếp:
- Lại còn vờ mãi. Cô Lan con ông Cả chứ gì!
Rồi hắn quay lưng bỏ đi, để tôi đứng sững người, yên lặng; tôi chưa kịp cãi lại điều gì.
Về
đến nhà, tôi thấy trong buồng học, ngay trên bàn về phía tôi ngồi, một
đĩa sắn gọt sẵn để đấy. Câu nói của Ngạc trở lại trí nhớ tôi, làm cho
tôi ngạc nhiên. Làm sao hắn ta biết được cô Lan mua sắn, và để phần cho
tôi? Vừa lúc ấy, anh Chi đi học về, chạy vào. Thấy đĩa quà, anh kêu lên:
- Á sắn! Trông ngon quá..
Không lưỡng lự, anh cầm lấy ăn liền. Cử chỉ ấy khiến tôi khó chịu.
- Anh biết sắn của ai đấy mà cũng ăn?
Chi cầm miếng sắn cắn dở, quay lại phía tôi:
- Không phải sắn của anh à?
- Không. Tôi không biết của ai để đấy.
Nghe thấy tiếng chúng tôi nói, bà Cả ở ngoài sân bước vào:
- Các cậu cứ ăn đi. Sắn của em nó mua phần các cậu đấy.
Khi bà Cả ra rồi, Chi nhìn tôi với một vẻ trêu nghịch, vừa cầm miếng sắn nữa trên đĩa:
- Cô ấy phần riêng anh đấy, chúng tôi ăn có được không?
Bực
mình, tôi không trả lời, yên lặng ngồi xuống ghế. Chi không nhìn tôi
nữa, và anh cúi mình ăn sắn với một vẻ khoan khoái rất rõ rệt. Tôi nhìn
trộm anh ta. Tự nhiên tôi nghi cho Chi và Hoạt đã đặt điều thêu dệt về
tôi với các bạn ở trường. Hai anh đều là những người lém và hay bịa
chuyện lắm.
*
Từ hôm ấy có những cái săn sóc nho nhỏ tỏ rằng cô Lan chăm chú đến tôi. Đi học về, bao giờ tôi cũng thấy một vài thứ quà dành sẵn, để ngay trên bàn chỗ tôi vẫn ngồi. Có khi một bó hoa tươi cắm trong ống bút. Sách vở ngăn nắp và sạch sẽ khiến cho tôi biết cô Lan có vào buồng học lúc chúng tôi đi vắng. Tuy vậy, tôi cũng không dám chắc hẳn rằng Lan để ý đến tôi; tôi cũng không bao giờ cố ý giáp mặt nàng.
Từ hôm ấy có những cái săn sóc nho nhỏ tỏ rằng cô Lan chăm chú đến tôi. Đi học về, bao giờ tôi cũng thấy một vài thứ quà dành sẵn, để ngay trên bàn chỗ tôi vẫn ngồi. Có khi một bó hoa tươi cắm trong ống bút. Sách vở ngăn nắp và sạch sẽ khiến cho tôi biết cô Lan có vào buồng học lúc chúng tôi đi vắng. Tuy vậy, tôi cũng không dám chắc hẳn rằng Lan để ý đến tôi; tôi cũng không bao giờ cố ý giáp mặt nàng.
Một
buổi chiều, chúng tôi ra vườn đằng sau nhà. Bấy giờ đầu tháng chín, hai
cây hồng ở góc vườn trĩu những quả. Anh chị em Lan đang cầm quèo trẩy.
Chúng tôi bước lại gần. Anh Chi nói:
- Nào, cô Lan cho chúng tôi mấy quả nào?
Lan
lặng yên cầm quèo với một cành cao. Thân thể trẻ tươi và dẻo dang của
nàng vươn cong dưới bóng cây, và tấm áo mảnh căng sát để phô hẳn những
đường mềm mại. Khi nàng hái chùm quả xuống, Chi và Hoạt xúm lại cướp
ngay trên tay nàng những quả ngon. Tôi vẫn đứng riêng ra, và thèm muốn
cái vẻ tự nhiên của hai người bạn. Nhưng sau cùng, Lan đến gần bên, đưa
cho tôi một quả ngon nhất mà nàng đã giấu trong lúc các bạn tôi tranh.
Tôi giơ tay đón lấy và ngón tay tôi chạm vào ngón tay nàng. Lan nói khẽ:
- Anh cầm lấy.
Đôi
mắt nàng nhìn tôi, tôi bỗng rung động cả người; đôi mắt nàng phản chiếu
một tình yêu mãnh liệt và tha thiết quá. Tôi hiểu ngay rằng nàng yêu
tôi. Tự nhiên, một sự cảm động tràn lấn vào người; tôi cũng nhìn lại
nàng. Nét mặt của Lan lúc bấy giờ tôi mới biết rõ.. Nàng không đẹp,
nhưng khuôn mặt dễ coi, và lúc này nàng có một vẻ xinh xắn đáng yêu, một
cái duyên tươi thắm và kín đáo. Trước tôi, nàng cúi mặt xuống; một nỗi e
thẹn làm ửng hồng hai gò má. Khi nàng quay đi, tôi nhìn theo khen phục
cái dáng điệu uyển chuyển của nàng.
Sau
buổi ấy, tôi biết chắc chắn ý tứ của nàng đối với tôi. Lan tìm hết cách
làm cho tôi vừa lòng. Những sự chăm nom săn sóc riêng của nàng làm tôi
tự kiêu. Đôi khi, nàng cố ý tìm cách gặp tôi. Những lúc tôi đi học về,
tôi thấy nàng như tình cờ ra đứng ở ngõ. Khi tôi đi qua, nàng khép nép
vào bên tường và nhìn tôi mỉm một nụ cười sung sướng.. Tôi cũng mỉm cười
trả lại nàng; tôi còn trẻ và tình yêu của một cô con gái khiến tôi tự
đắc.
Một
đêm giữa tháng, tôi ngồi buồn trong buồng học, không biết làm gì. Cả
nhà đã đi ngủ, và anh Chi với anh Hoạt đi xem tuồng vắng. Tôi ngồi gần
bên cửa sổ trông ra sân. Ở ngoài, trăng rằm vằng vặc, tường vôi sáng
trắng lên chói lọi. Hai dãy chậu lan cắt bóng xuống mặt sân, và các lá
lan đen sẫm lấp lánh ánh trăng cong. Thời khắc rất êm dịu và thú vị. Tôi
lặng yên hưởng luồng gió mát của ban đêm.
Bỗng
nhiên một bóng người len vào các chậu cây, rồi tôi nghe thấy tiếng nước
khẽ rớt xuống. Cô Lan tưới hoa. Tôi nhớ mỗi khi chậu lan có dò hoa nở,
ông Cả lại bắt nàng tưới ban đêm. Có khi, khuya lắm, chúng tôi hãy còn
nghe thấy tiếng cô ở ngoài vườn. Một ý ham muốn bỗng đến chiếm lấy tâm
hồn tôi. Mùi thơm nhẹ và sắc của hoa lan thoang thoảng ở ngoài. Lan vẫn
cúi mình trên chậu cây, dường như không biết có tôi bên cạnh. Tuy vậy,
tôi đoán rõ sự cảm động của nàng. Tôi đến bên cạnh nàng khẽ gọi:
- Lan, em Lan...
Tôi
để tay lên tay nàng. Lan rung động cả người, toàn thân nàng mềm lại.
Nàng ngả người trên vai tôi... Tôi biết rằng từ đây Lan sẽ là một vật
của tôi, và tôi muốn làm gì nàng cũng được.
Sau
độ ấy, tính nết nàng hình như đổi hẳn, hay bây giờ nàng mới biểu lộ cái
tính nết thực của nàng ra. Nàng không còn là cô gái lặng lẽ và kín đáo
trước kia nữa. Lan nói năng luôn miệng và tiếng cười của nàng vang lên
trong nhà; mắt nàng sáng lên, và hơi một chút việc cũng làm cho nàng vui
sướng. Bà Cả lấy làm lạ về con và nhiều khi bà định ngăn cản cái vui
tràn lan ấy:
- Ôi! Con Lan độ này làm sao ấy. Không biết có gì mà vui vẻ thế.
Hai
bạn tôi hình như hiểu biết. Họ thường nhìn tôi với một vẻ trêu nghịch
và cười với nhau một cách tùng đảng. Tôi làm lơ như không biết gì.
Ái
tình đã khiến Lan thành một người khác. Tâm hồn nàng phô bày ra rõ rệt.
Nàng thành ra con trẻ và ngây thơ quá. Nàng tưởng làm tôi vừa lòng bằng
những cử chỉ săn sóc âu yếm. Những thức quà liên tiếp nhau trên bàn
học, khiến chúng tôi ăn no bỏ cả cơm. (Chỉ béo cho hai anh bạn tôi, họ
được hưởng tự nhiên và lại còn có chuyện để chế giễu tôi nữa). Lúc nào
nàng cũng nghĩ cách để chiều ý tôi. Những cử chỉ vụng về của nàng khiến
tôi vừa cảm động lại vừa ngượng với anh em. Nhưng Lan hình như không
nhận thấy.
Một
buổi chủ nhật, mấy người bạn đến rủ chúng tôi đi chơi. Vừa đi qua chợ ở
đầu phố, bỗng thấy Lan tất tả chạy theo, gọi. Tôi dừng lại, cau mày,
không bằng lòng. Nàng trông lên, và lúc bấy giờ hình như mới biết tôi
không đi một mình. Hai má đỏ bừng vì thẹn. Lan lúng túng:
- Anh.... anh cầm lấy cái này mà ăn.
Nàng giở trong bọc áo mấy bẹ ngô nướng vừa mua ở chợ.
Tiếng cười của các bạn tôi vang lên. Bực mình, tôi đâm gắt:
- Ai bảo cô cho tôi? Tôi không dùng cái của ấy.
Lan sững người, đứng lặng nhìn. Tôi biết tôi đã làm phật ý nàng, nhưng ai lại đem cho quà giữa phố như thế. Anh Chi hỏi lỡm:
- Sao, của chị ấy mua cho mà anh lại chê à?
Họ cười với nhau, rồi Hoạt giới thiệu với mấy người bạn:
- Nhân tình đẹp của anh tôi đấy.
Tôi không trả lời, khó chịu. Lúc về, tôi cố ý tránh nàng, và giữ vẻ mặt giận. Nhưng Lan vẫn trẻ con và vô lý như cũ..
Ngày
mồng năm tháng năm, không biết nghĩ thế nào, Lan đưa tặng tôi một bộ
bùa bằng vóc nhiễu xanh đỏ. Đó là công trình tỉ mỉ mà nàng đã thức suốt
đêm để khâu. Trông thấy vật ấy rõ ràng để trên tập sách của tôi, anh Chi
và Hoạt rũ ra mà cười. Họ chuyền tay nhau xem quả đào và quả ớt sặc sỡ
ấy, và những câu mỉa mai lại gấp đôi lên. Xấu hổ, tôi giằng lấy và vứt
ra ngoài cửa sổ. Cái bùa túi rơi ngay vào rãnh nước.
Chiều
đến, khi gặp Lan, tôi thấy nàng nhìn tôi có vẻ âm thầm oán trách. Vừa
bực mình cho tôi lại vừa bực mình cho nàng, tôi lặng yên giả vờ lãnh đạm
rồi tránh mặt ra chỗ khác.
Ông
bà Cả đã bắt đầu nghi ngờ một sự gì. Điều ấy khiến tôi lo ngại. Tôi đã
nhiều lần bảo nhỏ Lan phải kín đáo. Nhưng mặc những điều khuyên nhủ cẩn
thận của tôi, Lan hình như không thể giữ gìn được. Nàng có một tâm hồn
giản dị và quê mùa trong tình yêu. Lan làm quà cho tôi những thức rất
buồn cười và vô lý, và tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi không bằng lòng:
- Những thứ ấy em biếu anh, anh không thích ư?
Biết không thể làm nàng hiểu được, tôi chỉ trả lời:
- Tôi không thích cô cho tôi cái gì cả.
Sự
yêu mến của tôi với nàng có lẽ Hoạt và Chi đã kể cho nhiều người nghe
rồi. Ở trường các bạn học nhiều lần đã nói bóng gió xa xôi đến. Câu
chuyện cái bùa túi ngày mồng năm họ đã biết. Ngạc, một hôm, tự dưng đến
thò tay vạch áo tôi ra, bảo:
- Nào, xem cái bùa túi của mày đâu nào....
Tôi giận dữ gạt hắn ra, quay đi. Ngạc chế với:
- Ê, ê, nhớn thế kia mà còn đeo bùa túi kia!
Những
lời chế giễu ấy làm tôi bực tức đến cực điểm. Tôi thầm trách Lan đã gây
cho tôi những nỗi khó chịu ấy. Tình yêu mộc mạc của nàng bắt đầu đè nén
tôi. Những cách yêu mến săn sóc của nàng chỉ làm tôi bận bịu.
Tôi
bắt đầu tìm cớ tránh nàng. Lan, trái lại, càng quấn quýt lấy tôi. Lòng
ham mê khiến nàng quên hết cả giữ gìn. Hễ gặp tôi chỗ khuất là nàng nhẩy
đến ôm lấy, và tôi khó khăn mới gỡ được ra. Chúng tôi như thế đã suýt
bị ông bà Cả bắt gặp mấy lần.
....
Những vẻ chế giễu của các bạn học và những câu mỉa mai lại thoáng qua
trong trí. Tôi không còn cái yên tâm để sẵn sàng hưởng tình yêu nữa. Tôi
vội xa nàng. Lan không hiểu, và những câu trách móc, tuy rất kín đáo,
với những giọt nước mắt của Lan mỗi khi thấy tôi thờ ơ, chỉ càng khiến
tôi khó chịu thêm.
Một
buổi chiều, cả nhà đi ăn cỗ vắng, Hoạt và Chi sang Nam Định chơi. Tôi ở
ngoài về thấy mâm cơm chờ sẵn ở nhà với hai đôi đũa và hai cái bát. Lan
đứng khuất một chỗ khúc khích cười. Rồi, như con chim non, nhảy nhót
chạy ra nắm lấy tay tôi mắng:
- Hôm nay cậu về muộn quá! Cơm nước nguội cả rồi!
Câu trách cợt đùa, nàng cố lấy giọng đứng đắn để giống như lời người vợ trách chồng. Tôi buồn cười, nhưng cau mày không đáp.
Lan nhìn tôi như đứa trẻ dò ý người lớn:
- Gớm, làm gì mà lầm lầm cái mặt thế? Thôi, tôi xin cậu đi.
Nàng bưng miệng cười, mở lồng bàn, rình sự bằng lòng của tôi trước những món ăn khéo làm mà nàng biết là tôi vẫn thích.
Nhưng
tôi vẫn không nói. Tôi uể oải vào buồng bên, ngồi sau bàn học giở sách
ra coi. Biết nàng đang tiến lại gần, tôi cũng không quay lại.
- Anh Bình sang xơi cơm.
Tôi không đáp, nàng lại mời:
- Mời cậu Bình đi xơi cơm... Xin mời cậu Bình đi xơi cơm ạ!
Tiếng
cười nàng giòn giã reo lên sau câu nói ấy. Nàng chạy đến bên định kéo
tôi dậy, nhưng nét mặt nghiêm nghị của tôi bắt nàng ngừng im.
Vẻ sững sờ của nàng và sự oán trách buồn rầu ứa trên đôi mắt khiến tôi có ý ái ngại cho nàng, song tôi cũng nói:
- Được, cô cứ để mặc tôi, tôi chưa muốn ăn.
- Kìa, nhưng mà...
- Không, chốc nữa tôi ăn cũng được.
Nàng toan nói, nhưng sau cúi đầu im lặng, nhìn tôi một lần nữa rồi quay ra.
Tôi ăn cơm một mình, ăn rất nhanh, và không để ý đến sự giận dỗi của Lan; xong bữa tôi đi chơi tức khắc.
Ở ngoài phố, tôi gặp Chi và Hoạt bên Nam về, Chi làm bộ ngạc nhiên:
- Kìa sao không ở nhà tự tình?
Hoạt thêm một câu:
- Ông bà đã giận nhau chứ gì?
Rồi cả hai nấc lên cười. Tôi cau mày để đáp lại.
Đêm
hôm đó tôi bực mình và trằn trọc không ngủ được. Nghĩ đến tình yêu của
Lan đối với tôi, nghĩ đến bữa cơm chiều, tôi hơi lấy làm hối hận, và bởi
thế lại càng thấy bực mình thêm.
Sáng hôm sau tôi nghe thấy bà Cả hỏi:
- Lan, mày mệt đấy à?
Tiếng Lan đáp:
- Thưa đẻ không ạ.
Khi
Lan ở dưới nhà đi qua sân, tôi thấy nàng mặt rầu rầu, hai mắt quầng
thâm, dáng điệu lặng lẽ và chán ngán. Nàng xách cái thùng tưới đến để
bên bể nước và hình như cố tình giữ lại trong lòng những tiếng thở dài.
Tôi thấy lòng nao nao vừa bực vừa buồn, như thấy một sự gì êm đẹp đang mất đi mà không còn can đảm giữ lại được nữa.
Từ
hôm ấy, Lan lại yên lặng như trước. Nàng ít nói và cũng không hay gặp
mặt tôi. Nàng tỏ ra một thái độ đúng mực, lãnh đạm và lúc nào cũng buồn
rầu. Sự đó để cho tôi được bình yên, nhưng cũng làm cho tôi phật ý. Tôi
tưởng nàng chỉ thế trong ít bữa, chắc có buổi nàng không gan được nữa,
sẽ phải tìm đến tôi, sẽ phải hỏi han tôi, và sự chờ đợi cái lúc nàng làm
lành với tôi lại càng khiến tôi tức bực trong sự kiêu hãnh.
Cùng
ở một nhà, chúng tôi như người xa lạ, và lâu dần, nghĩ đến nàng, tôi
thấy lòng dửng dưng. Hơn một tháng trời thỉnh thoảng mới trông thấy
nhau, Lan với tôi thản nhiên hỏi nhau hay trả lời những câu không giấu
một ý tứ gì thân mật hay hờn giận.
Tôi
cũng không để mắt đến dung nhan nàng nữa, và đôi khi tưởng tượng đến
chuyện cũ, tôi ngạc nhiên như tìm thấy một tính tình dị kỳ.
Rồi
mùa thi tới nơi. Chi, Hoạt và tôi chăm chỉ luyện tập. Sự ganh đua sốt
sắng cuối năm là điều quan tâm hoàn toàn của người đi học. Ở nhà ông Cả
trong những bữa cơm, chỉ nói đến chuyện thi cử và bàn bạc đến những đầu
bài khó hay dễ sẽ ra trong kỳ thi này.
Lan
bị xóa bỏ hẳn trong đời tôi. Không bao giờ sự lãng quên lại mau chóng
như trong tâm trí tôi hồi bấy giờ, và không bao giờ cuộc tình duyên của
tuổi thanh niên lại đơn bạc đến như thế. Giữa cô con gái ông chủ nhà
cùng với người ở trọ học, hình như không có một tình nghĩa nào cả và cái
đêm trăng ân ái trước đây dăm ba tháng chỉ là hình ảnh hờ hững của một
giấc mộng thoáng qua.
Hồi
ấy kỳ thi cơ thủy chưa mở ở Thái Bình. Tôi cùng các bạn hữu phải sang
trường Nam và ở luôn đó bốn ngày để chờ đợi kết quả. Ngày thứ năm tôi
trở về Thái với cái mừng được trúng tuyển và tức khắc nghĩ đến sự thu
xếp về quê. Anh Hòe, con ông Cả, cũng may mắn như tôi, và hai anh Chi và
Hoạt.. Tôi để cả tâm trí vào sự vui vẻ của mọi người. Vợ chồng ông chủ
làm một bữa cơm sang trọng như bữa tiệc để khao chúng tôi. Cả nhà ngồi
ăn trừ cô Lan khó ở từ mấy hôm trước. Tôi hỏi thăm qua quýt lấy lệ và
cười nói giảo hoạt nhất nhà. Chi thỉnh thoảng trêu tôi bằng một câu ranh
mãnh khác. Một lần, khi rượu ngà ngà say, và nhân thấy Chi đứng làm mối
xin cô Lan cho tôi, ông Cả cười thích chí:
- Cái gì chứ cái đó thì được. Nhưng ai lấy con gái tôi thì phải ở gửi rể ba năm.
Tôi "xin vâng" và cười một cách rõ ràng tỏ ra tính cách đùa cợt của câu chuyện.
Tôi
không kịp có thì giờ hối hận cho sự tàn ác vô tình có thể thấy trong
câu đùa cợt. Tôi cũng không muốn nghĩ rằng Lan lúc đó có thể đau lòng vì
tôi. Lan không còn liên lạc với tôi nữa.
Hôm
sau tôi từ giã nhà ông chủ, lòng hớn hở tưởng đến sự mừng rỡ của mẹ tôi
lúc thấy tôi về. Trong cái thì giờ đi xe từ Thái đến bến Tân Đệ và đợi
tầu ở Nam qua, tôi mải nghĩ chuyện nghỉ hè, chuyện lên Hà Nội học ban
Thành chung, không một lúc nào có một ý mến tiếc cô thiếu nữ con gái ông
Cả.
Khi
tàu Nam tới tôi đáp thuyền lên, chọn chỗ cất hành lý và vui vẻ ngó đầu
ra trông một lần cuối cái bến tôi vẫn đi về trong mấy năm qua. Hai dãy
nhà lá bồng bềnh ở hai con đường quạnh quẽ đang thong thả lùi lại và nhỏ
dần. Một sự bâng khuâng nhẹ nhàng dìu tâm hồn người đến những tình cảm
man mác, tôi bỗng thấy cả người xúc động vì nhận ra trong bọn người lác
đác ở bến một cái xe đỗ vội, và trên xe bước xuống một người con gái ngơ
ngác nhìn về phía tôi.
Tầu
đã xa hẳn mạn sông. Mặt người trên bến không nhìn rõ. Tuy vậy, tôi
không thể lầm được, người thiếu nữ kia chính là con người tội nghiệp đã
hờn giận tôi và thương tôi.
Chỉ một lát, bến đò Tân Đệ đã khuất hẳn ven sông. Từ đó, tôi không gặp Lan lần nào nữa.
Thạch Lam
Tuesday, August 20, 2019
LƯƠNG TÂM VÔ GIÁ
Chuyện "LƯƠNG TÂM VÔ GIÁ" tác-giả VÔ-DANH, mà Anh gửi, hay lắm !
Vì cảm-động, tôi sẽ chuyển-tiếp nhiều người...
Nhơn-dịp kể luôn 1 chuyện có thực, Tác-giả việc này tôi biết,nh ưng ko cần nêu Tên, cũng chẳng cần nói Người này đang ở đâu, để làm-chi ?
Vì "LƯƠNG TÂM" là Vô-Giá, Vô-Danh, "Vô-Tổ-Quốc",
Nó là Vấn-đề của mọi Xã-hội, của mỗi một con-người trong chúng-ta,
Nó có-thể xảy-ra mọi-ngày, ở mọi-nơi, mọi Đất-nước, mọi Thời-đại.
Vấn-đề đối-mặt lớn-nhất của "LƯƠNG TÂM",
Bản-chất đích-thực nhất của "LƯƠNG TÂM", chính là:
Khi ta Hành-động, Ứng-xử, Tạo Nghiệp.. mà:
Không hề có ai biết, chỉ "mình ta với ta" biết mà-thôi!
Nghĩa là, tuyệt-đối "ko được, ko bị" nhận bất-cứ 1 Lời Khen-Chê nào hết !
Là Phật-tử, tôi tin-tưởng Luật Nhân-Quả:
Lời Khen-Chê ko hề quan-trọng, mà "Tạo Nghiệp thế-nào" thì sẽ nhận "Báo-Ứng như-vậy"!
Chính-xác như định-luật Khoa-học : "Action and Reaction" !
(Khoa-học ko có, ko cần "Giáo-chủ", "Nhân-Quả" cũng y-chang như-rứa mà-thôi)
Và tôi vô-cùng cảm-phục 1 Ý-tưởng trong Thiên-Chúa-Giáo (ko nhớ đã nghe đâu-đó, trong 1 dịp nào-đó)
"Luôn-luôn có Qủy-Thần 2 Vai Chứng-giám"
Chao ôi ! Quá hay ! Quá đúng !
Nghĩa-là, Đừng tưởng mọi hành-động "âm-thầm, kín-đáo, lét-lút" của mình ko ai hay, mà ko có sự "Trả-giá, Thưởng-phạt phân-minh"
"Qủy-Thần" đây, phải chăng là "Luật Nhơn-Quả" ?
Hay "Luật Nhơn-Quả" được "Nhân-cách hóa" thành "Qủy-Thần" ?
Dù có Tin theo "kiểu nào, cách nào, thế-nào": thì cũng tránh được Ác Nghiệp !
(Dù ko ai "Thấy" cũng ko dám.. "Làm bậy", "Làm láo", "Chơi ẩu", "Chơi càn" !)
Và đây là chuyện rất thật, rất đơn-giản, mà tôi biết, xin kể:
Anh C. lái-xe vào 1 cửa-hàng nhỏ ven-đường, mua chút đồ linh-tinh,
nhận tiền thối-lại xong, C chạy vào Cao-tốc...
Chỉ lát sau, C nhận-ra Cô nhân-viên đã trả-lại dư tiền cho Anh !
Trên Cao-tốc rồi, quay-lại ko dễ-dàng !
Vợ Anh xúi : "Thôi bỏ-qua đi Anh, mất-công quá !"
C rất phân-vân.. rồi vì "Lương-Tâm cắn-rứt", Anh quyết-định quay-lại trả-tiền Thối dư cho Cô nhân-viên. Anh nói với Vợ :
-
"Ko phải chỉ vấn-đề tiền mà-thôi, Em àh, Cô này chắc mới vô làm ? Thiếu
tiền phải đền đã đành, mà còn "Có lỗi" nữa, nhỡ bị Chủ chê, Chủ đuổi,
thì tội-nghiệp người-ta" !
Cuối-cùng C đã hoàn-lại Cô nhân-viên số-tiền ko phải của Anh
Lương-Tâm Anh nhẹ-nhàng hân-hoan thơ-thới..
Cô-gái trẻ (thì đã biết ngay sự sơ-xuất của mình) cảm-động lí-nhí ko nên-lời...
Anh C là người có-thật, hiện vẫn còn sống "Cõi-đời" này..
nct
Chúng-ta, có ai đã từng "được" thối tiền dư chưa ?
Nhớ-lại và tự biết với Lương-Tâm chính mình thôi nhé!
Chớ kể, kẻo bị người-ta "ko tin" hoặc "chê cười"!
Ở trên có nói, "Lương-Tâm là Vấn-đề của Xã-hội" :
1 Xã-hội mà quá ít Người "Có Lương-Tâm" thì thật là Bất-an và Nguy-hiểm !
------------------------------------------------------------------------------
From: Hoang Pham
Sent: Tuesday, August 20, 2019, 05:55:08 PM
LƯƠNG TÂM VÔ GIÁ
H lái xe chở hàng hoá, hôm nay xe đang bon bon chạy thì bị hỏng.
H vác hai hòn đá to chặn bánh xe và chui vào gầm để sửa.
Khi sửa xong, xe chuẩn bị đi tiếp thì một ông lão chạy đến nói :
"Này anh lái xe, anh đã đánh rơi đồ kìa !"
Vừa nói, ông vừa chỉ về phía sau xe
H nghĩ ông nhắc đến hai hòn đá anh đã bỏ lại.
Anh cười nói, "Tôi quên mất", rồi cố ý nhấn ga phóng đi.
Ông lão đuổi theo quát to:
"Anh làm người thế à ? làm người phải có lương tâm chứ ! Anh bỏ lại hai hòn đó trên đường như vậy à ?"
Những lời trách cứ của ông lão bị bỏ lại cùng đám khói phía sau xe.
H cười thầm trong bụng :
"Lương tâm giá bao nhiêu một cân ?"
"Lương tâm sao bằng Lương thực ?"
Chạy
được một trăm cây số thì gặp một trạm kiểm tra của Cảnh sát, H tìm giấy
tờ để xuất trình nhưng tìm mãi không thấy, nghĩ lại thì chỉ có thể đánh
rơi lúc sửa xe.
Anh đành để xe ở trạm kiểm tra rồi quay lại tìm.
Đến nơi, H thấy hai hòn đá anh bỏ lại đã được khuân sang vệ đường trên đó có dán mảnh giấy với dòng chữ xiêu vẹo :
"muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá nầy lên trên đồi".
H kêu to lên : "Đừng bắt ép người ta như thế ! cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi".
Khi vác hòn đá đến chân đồi, H thấy một cái mũ trên đó có kẹp một tờ giấy viết :
"Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi".
Cứ như thế, theo sự chỉ dẩn trên giấy tờ, H vác hòn đá qua mấy quả đồi liền, mệt tưởng chết.
Cuối cùng H mới thấy cái ví của mình đặt trên một nấm mộ trơ trọi.
Giấy tờ, tiền bạc trong đó, đầy đủ cả, không thiếu một xu.
Dưới cái ví tiền, còn một tờ giấy viết :
"Cái
ví nầy là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ cũ. Anh có
biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá nầy đến trước phần mộ nầy không ?
Đây
là mộ của con trai tôi, một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vì
vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có Lương tâm, đã bỏ trên đường
nên nó đã bị ngã xe máy mà chết !
Tôi đưa anh đến tận mộ con trai tôi, là mong anh hiểu rõ một đạo lý :
Lương tâm là vô giá. Làm người có thể mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất Lương tâm !
Tuesday, August 13, 2019
Gánh Mẹ - Quách Beem - Bông Hồng Cài Áo - TNH
Lời bài hát - Gánh Mẹ
Cho con gánh me một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời.....
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan.....
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
.................................................................
Cho con....gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây!
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
.....................................................
Mẹ ơi.....sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hông cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con.................
Medford, tháng tám 1962.
Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài
Mục Liên và về sự hiếu để. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy
Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ
được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con
bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương,
hiếu chỉ là giả tạo, khó khăn, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình
thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là
đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì
rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ, phải thương
mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý
đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương
nhiên đi tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ
cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là
mẹ, là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng :
“con mà thương mẹ thì phải làm thế nào ?” Tôi trả lời : “vâng lời, cố
gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi.”
Bây giờ thì tôi biết rằng : “con thương mẹ thì không phải “làm thế nào”
gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi
làm thế nào nữa!”
Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo
đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức
là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như
đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh.
Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị đừng
có than thở rằng : “đời ta không còn gì cả.” Một món quà như mẹ mà còn
không vừa ý thì hoạ chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng Đế mới vừa ý, mới
bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng
đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được
một bà mẹ.
TNH
Cho con gánh me một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời.....
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan.....
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
.................................................................
Cho con....gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây!
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
.....................................................
Mẹ ơi.....sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hông cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con.................
Chúng ta đang trải qua những ngày giữa tháng 7
âm lịch, tức là quãng thời gian của mùa Vu Lan báo hiếu. Nhân dịp
này [dongnhacxua.com] xin trân trọng gởi đến quý vị yêu nhạc xưa bản
‘Bông hồng cài áo’. Cảm tác từ đoản văn cùng tên của Thiền sư Nhất
Hạnh, nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ đã cho ra đời một giai điệu rất đẹp trên những
ca từ mượt mà như những vần thơ. Có thể nói ‘Bông hồng cài áo’ là bản
nhạc nổi tiếng thứ nhì sau ‘Lòng mẹ’ của Y Vân trong số những bài hát về tình mẫu tử.
ĐOẢN VĂN ‘BÔNG HỒNG CÀI ÁO’ CỦA THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
(Nguồn: gdptquangducsaigon.org)
Để dâng mẹ, và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ(Nguồn: gdptquangducsaigon.org)
Medford, tháng tám 1962.
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về
tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố
nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được.
Người lớn thiếu tình thương thì cũng không lớn lên được. Cằn cỗi, héo
mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký : tại nạn lớn nhất đã xẩy
ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng
cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát,
những bài thơ ca tụng tình mẹ, bài nào cũng dễ hát, cũng hay. Người
viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ
là kẻ không có mẹ ngày từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi
nghe nói đến tình mẹ, đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà
tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn
sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu… sợ sệt lo âu cho một
cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến :
Năm xưa tôi còn nhỏ
mẹ tôi đã qua đời!
lần đầu tiên tôi hiểu
thân phận trẻ mồ côi.
mẹ tôi đã qua đời!
lần đầu tiên tôi hiểu
thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
để dòng nước mắt chảy
là bớt khổ đi rồi…
Im lặng tôi sầu thôi
để dòng nước mắt chảy
là bớt khổ đi rồi…
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời.
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời.
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã
bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì
thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt Nam không ưa nói cách cao kỳ. Nói
rằng bà mẹ già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã
là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường
ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách giản dị vừa
đúng mức:
Mẹ già như chuối Ba Hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Ngon biết bao nhiêu! Những lúc miệng vừa nhạt sau
một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được
khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lại ngực cho ta, đặt
bàn tay (Bàn tay? Hay là tơ trời đâu la miên ? ) trên trán nóng ta và
than thở “khổ chưa, con tôi”, ta mới thấy cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm
nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, đường mía
lau, xôi nếp một ấy, không bao giờ cùng tận. Công cha như núi Thái Sơn,
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nước trong nguồn chảy ra thì bất
tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm thương yêu. Mẹ là giáo sư dạy về
thương yêu, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi biết được thế
nào là tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi.
Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý niệm thương yêu
của tôn giáo vốn cũng dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quán Thế Âm,
tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới
bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền, làm tiêu tan khổ đau lo
âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, Thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng
bình dân Việt có Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ
cần nghe đến danh từ mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà
từ yêu thương đi tới tín ngưỡng và hành động thì không xa, chỉ mấy bước.
Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có
Ngày Mẹ (Mother’s Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái
tục ấy. Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân, tới nhà sách ở khu Ginza,
Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên
Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong sắc
ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi
lạ lùng, bỡ ngỡ, không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một
tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy
Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu
anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự
hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông
hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân.
Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc, khốn nạn nào; chúng tôi
không có được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa hồng sẽ
thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ,
kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi
thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước, áp dụng
trong ngày báo hiếu Vu Lan.
Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà
lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà
lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi
đến khi mẹ chết rồi , mới nói : “trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi
năm trời mà chưa có lúc nào ‘nhìn kỹ’ được mặt mẹ.” Lúc nào cũng chỉ
nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi
mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện
rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya, dậy sớm vì con. Chết
sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp.
Và để mình bận rộn suốt đời, lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì
giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất,
mình có cảm nghĩ : thật như là mình chưa bao giờ thật có ý thức rằng
mình có mẹ.
Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở
sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền.
Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi.
Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ
đang sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm
mẹ chú ý. Em hỏi : “Mẹ ơi, mẹ có biết không ?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và
sẽ hỏi em, vừa cười vừa hỏi : “biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ
cười trầm lặng và bền, em sẽ hỏi tiếp : “mẹ có biết là con thương mẹ
không ?” Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi
tuổi, cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ
và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối
hận, đau lòng.
Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng
lẻ chị tôi không nên đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới
phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người
con trai thương yêu; người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và
tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ
vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa
để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói :
“mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng
rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác.” Chị tôi gục đầu xuống mâm cơm,
khóc. Chị nói : “thôi con không lấy chồng nữa.” Nhưng rốt cuộc thì chị
cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. Các ái từ sở thân, là lời
khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó
cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi
cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà
không có sự chọn lựa nào là không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay.
Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì
bỏ mẹ đi tu, nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi, nên
không được hưởng thụ tất cả kho tàng quí báu đó. Mỗi buổi chiều lạy
Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi
nếp một và đường mía lau.
Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: không nên
đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ. Tôi đã nói là tôi không
khuyên răn ai hết, tôi không giảng luân lý đạo đức rồi mà. Tôi chỉ nhắc
anh : mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình
thương. Để anh đừng quên. Để chị đừng quên. Để em đừng quên. Quên là một
lỗi lớn : Cũng phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không
muốn anh chị thiệt thòi, vô tình mà bị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt
thòi. Tôi xin cài vào túi áo một bông hoa hồng : để anh sung sướng , thế
thôi.
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này.
Chiều nay, khi đi học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một
nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ
dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ
để trông thấy mẹ, và để biết rằ
ng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ,
anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi : “Mẹ ơi, mẹ có biết
không ?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: “biết
gì?” Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi
tiếp: “mẹ có biết là con thương mẹ không ?” Câu hỏi sẽ không cần được
trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi thì
cũng hỏi câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của mẹ. Mẹ
và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt .
Và ngày mai, mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không
có mẹ.
Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca,
chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng.
Đoá hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.TNH
Saturday, August 10, 2019
CHẮC MÁ TAO MỪNG LẮM... Võ Đại Tôn (Indonesia-Singapore).
Chiều
trên đảo Galang. Nắng chưa tắt và hơi gió biển
từ xa thổi vào lành
lạnh, dường như có mùi muối mặn. Chúng tôi
trong phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân,
mỗi người mang một tâm trạng riêng nhưng cùng
chung một tâm nguyện, âm thầm thắp
nhang cắm trên các mộ bia hoang tàn. Nhiều mộ
bia đã bị đập phá, gạch đá nằm lăn
lóc, cỏ cháy vàng khô. Nhiều tấm bia đã phai
mờ chữ khắc, nhiều tấm bia không có
năm sinh, chỉ ghi ngày chết. Tất cả, tất cả
đều im lặng, hoang vu, ngậm ngùi.
Trên bục đá cao còn sót lại một cột cổng bằng
xi-măng vào nghĩa trang, màu sơn
trắng đã thành rong rêu loang lổ, ai đã sơn
thêm ba sọc màu đen từ trên xuống dưới,
thành lá cờ tang của Tổ Quốc, bơ vơ nơi xứ
người. Trông thật ảm đạm, đìu hiu, tôi
nghĩ đến những dòng nước mắt màu đen của Dân
Tộc hôm qua và hôm nay. Tôi cúi đầu
khấn nguyện, cắm nhang trên những nấm mộ vô
danh, và tôi đang khóc trong lòng.
Vì tuổi già leo dốc cao, và vì quá xúc động
trước cảnh tượng điêu tàn hoang sơ
này, tôi chợt cảm thấy mình ngộp thở, vội trao
lại bó nhang đang bùng khói cho
người bạn đồng hành trong đoàn, từ Mỹ qua. “Anh
cắm nhang tiếp giùm tôi đi, tôi chóng mặt
quá!”. Tôi đến ngồi bên cạnh một
mộ bia đã bị đập vụn, nghĩ về thảm trạng của
cả một trời quê hương, bên kia bờ
biển Đông, và nghĩ đến những người đã chết bên
này đại dương.
Dưới chân nghĩa
trang, dọc theo con đường mòn, có một khu
rừng. Một tấm bảng chỉ đường ghi bằng
tiếng Anh : “Body Tree”. Trong lùm cây, có một
cây đa già buông nhánh và rễ xuống
tận đất. Có người nói đấy là cây bồ đề, và
bảng chỉ đường “Body Tree” có nghĩa
là khu cây bồ đề. Nhưng sự thật không phải như
vậy. Dưới gốc cây có dựng ba kệ
bàn thờ nhỏ có mái che như cái “trang” bằng gỗ
sơn màu đỏ. Thuyền nhân trên đảo
trước đây và dân làng địa phương gọi là “Miếu
Ba Cô”. Vài anh em trong phái đoàn,
đã từng sống trên đảo này, kể lại cho tôi nghe
là có ba cô gái trên đường vượt
biển đã bị hải tặc hãm hiếp, khi đến được trại
tỵ nạn trên đảo đã quá tủi nhục
và uất hận, ra treo cổ tự tử trên cành cây đa
vào ban đêm. Trong ba người, có
hai chị em ruột tuổi còn nhỏ. Đồng bào tỵ nạn
trên đảo đã lập miếu thờ và dân làng
địa phương cho đến nay vẫn còn gìn giữ nơi
này, tin tưởng là chốn linh thiêng.
Tôi nghĩ đến tấm bảng chỉ đường “Body Tree”,
có lẽ là nơi “Cây treo xác người” chứ
không có nghĩa là cây bồ đề. Tôi lặng người,
đứng nhìn khu miếu hoang vu này,
ngậm ngùi nghĩ đến thân phận của những người
con gái Việt Nam, vào lứa tuổi
con-em của tôi, đã theo gia đình vượt biển tìm
Tự Do, để rồi phải chết trong cảnh
oan khiên. Hương lạnh hoang tàn, cô đơn nghiệt
ngã. Không biết thân nhân của những
người con gái đau thương này, đã được định cư
tại một nơi nào đó trên thế giới
tự do, có bao giờ trở lại để thắp một nén
nhang cầu nguyện ? Anh em trong Văn
Khố Thuyền Nhân có ghi lại chi tiết về những
cái chết tận cùng khổ nhục này của
các cô gái Việt Nam, nhưng tôi chỉ viết lại
cảm xúc của riêng tôi vể cảnh tượng.
Tôi lại nhìn ra biển khơi và thấy hiện ra căn
nhà nghỉ mát đồ sộ nguy nga của
con gái tên thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn
Dũng trên bờ biển Nha Trang mà tôi đã
thấy hình đăng trên báo chí hải ngoại mới đây.
Căn nhà nghỉ mát của “con gái siêu
đại gia tư bản đỏ” này, ở Nha Trang, và
cái ‘Miếu ba Cô” hoang vu trên đảo Galang
chiều nay, là nghịch cảnh có thực
trong cõi đời này. Nghịch cảnh giữa những
người con gái Việt Nam, đang sống và đã
chết bên bờ biển Đông, trong hàng triệu nghịch
cảnh giữa lòng Dân Tộc. Những người
nào còn chút lương tâm, luôn cả nhân loại nếu
còn lương tri, sẽ tự tìm ra câu
trả lời vì sao ? Trong thời đại này, theo thời
gian và theo vị kỷ của con người,
có lẽ hai chữ “lương tâm” đang nằm im trên
trang giấy trong tự điển.
Ngồi trên xe rời
xa đảo trên đường về lại thị trấn quận hạt
Batam, tôi nghĩ thêm được những câu
kết trong bài trường thi “Hồn Ca Trên Biển
Đông” mà tôi đang “viết” trong đầu về
linh hồn những người đã chết với những nấm mô
điêu tàn :
Hồn mãi còn đây, dù bia mộ
hoang vu
Không tên tuổi – sá gì tên với
tuổi !
Dù xác thân đã hòa chung cát
bụi
Biển Đông còn - Hồn mãi sống
thiên thu !
Năm 2005, Hà Nội
đã làm áp lực với các chính phủ Mã Lai và Nam
Dương để đập phá các tấm bia tưởng
niệm Thuyền Nhân đã chết trên biển Đông, và
bây giờ, năm 2009, khi chúng tôi đến
đây, Hà Nội vẫn tiếp tục yêu cầu chính quyền
Nam Dương đóng cửa các khu di tích,
xóa bỏ tất cả dấu vết Thuyền Nhân trên các đảo
! Bạo lực và hận thù của một chế
độ từ bên kia bờ đại dương đang vói tay qua
sóng nước trùng khơi để hủy bỏ chứng
tích tội ác của họ, trên những ngọn đồi xứ lạ,
nghĩ rằng rồi đây nhân loại sẽ
không còn thấy những di tích tang thương này
của Dân Tộc Việt Nam. Rồi đây, những
bia mộ hoang tàn còn sót lại này, rồi đây
“Miếu Ba Cô” tịch liêu này, có còn không
? Tôi nhìn lên trời cao, gió chiều thổi đám
mây trắng bay về cõi mênh mông vô định.
Lòng tôi đang quấn khăn tang như màu mây
trắng. Tôi nghĩ đến thân phận Dân Tộc
của tôi, vong linh những thuyền nhân đã chết,
và hình ảnh các cô gái Việt Nam
treo cổ trên cành cây đa nơi xứ người ! Một
trang sử màu đen loang lổ những vệt
máu khô.
Chiều
nơi khu Geylang. Sau những ngày làm việc tại
Indonesia, chúng tôi đi
phà từ đảo Pinang về lại Singapore để chờ máy
bay “hồi hương” ! Không phải bị
“cưỡng bức hồi hương” như một số thuyền nhân
trên các đảo trước đây. Vì anh em
chúng tôi trong phái đoàn phải tự túc mọi chi
phí, và đây không phải là chuyến đi
du lịch vui chơi, cho nên chúng tôi phải tìm
nhà trọ tại một khu xa thành phố để
tiết kiệm tối đa. Khu Geylang hổn tạp, xô bồ,
đa số là dân lao động tứ xứ với đủ
sắc dân, Tàu, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, luôn
cả du khách ba-lô từ các nước phương
Tây dồn về. Ban ngày dường như ai cũng ngái
ngủ, quán xá phần đông đóng cửa, nhưng
từ 3-4 giờ chiều cho đến sáng hôm sau thì tấp
nập dòng người chen chân qua các
khu phố. Bàn ghế ăn uống nhậu nhẹt đặt sát lề
đường, không còn một chỗ ngồi. Các
quán ăn rộn rịp, om sòm đủ mọi thứ tiếng. Xe
cộ dập dìu, mạnh ai nấy băng qua đường,
xe phải tránh người. Từ nhà trọ, tôi lang
thang bách bộ đi qua các con hẻm để
quan sát cảnh sống ban đêm nơi xứ người. Tại
nhiều góc hẻm, dân chúng tụ tập
quanh các bàn cờ bạc đủ loại, tài xiu, sóc
dĩa, quay số... không thấy bóng một
cảnh sát viên nào. Ở đâu tôi cũng thấy các cô
gái phấn son, ăn mặc hở hang khiêu
gợi nhưng có vẻ nghèo nàn. Toàn là gái trẻ, có
nhiều cô chỉ vào lứa tuổi 14-15.
Có cô đứng ngay bên lề đường để đón khách, có
cô thì ngại ngùng nép mình bên
vach tường phố, đưa tay nhẹ vẫy, với nụ cười
chập chờn qua ánh đèn màu lòe loẹt.
Mỗi lần tôi đi ngang các cô gái này, cô nào
cũng bập bẹ nói tiếng Anh “You go –
Me good !”. Linh cảm cho tôi biết đa số là
những cô gái Việt Nam. Lòng tôi se
thắt lại. Đây là khu ăn chơi bình dân, giang
hồ tứ chiếng, và tôi chợt nhìn thấy
nhiều thanh niên bụi đời đang đứng trong bóng
tối rình rập, canh chừng các cô gái.
Ma-cô đầu gấu. Thỉnh thoảng các cô lại đến thì
thầm gì đó, móc túi đưa tiền cho
các gã, hoặc đi theo khách vào các nhà trọ
trong khu vực. Tại nơi chúng tôi tạm
trú, tôi thấy có tấm bảng ghi $10 đô la
Singapore 1 giờ thuê phòng. Các cô gái
trẻ đi với khách đủ loại và mất hút vào cầu
thang, có cô thản nhiên, có cô rụt
rè. Đi qua chỗ mấy sạp bán trái cây, đặc biệt
là sầu riêng thơm lừng, trước cửa
một khu “disco” đèn chớp sáng, tôi thấy các cô
gái ăn mặc rất khêu gợi và tôi cũng
được mời “You go – Me good”. Tôi lắc đầu bước
đi và thoáng nghe sau lưng mấy cô
nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.
Bước vào một tiệm
đổi và chuyển tiền để đổi một ít tiền
Singapore (thường được gọi là đô la Sin)
để đi ăn tối, tôi thấy hai cô gái đang đứng
trước quày. Tôi sắp hàng đứng sau lưng.
Hai cô cũng mặc quần ngắn, áo mỏng manh, tuổi
nhỏ khoảng 16-17, son môi đỏ chói.
Chợt tôi nghe một trong hai cô, sau khi chuyển
xong tiền, buộc miệng nói tiếng
Việt : “Kỳ này tao gửi về được 50 đô. Chắc
má tao mừng lắm !”.
Cô kia thở dài
: “Tao chưa gom đủ tiền, cuối tháng mới gửi
được về nhà”.Rồi cả hai bước ra cửa. Tôi
vội đổi một ít tiền, chạy theo hai
cô gái, vào một quán ăn bên đường. Tôi đến
đứng bên cạnh bàn hai cô đang ngồi, định
bắt chuyện thì một trong hai cô đã hỏi ngay :
“You go – Me good” ! – Tôi ngồi
xuống bàn và nói nhỏ : “Tôi là người Việt
mà. Mời hai cô ăn uống gì với tôi cho vui”.
Cả hai cô đều nhìn tôi ngạc nhiên rồi hỏi nhỏ,
bằng tiếng Việt : “Bác ở đây hay là
người nước ngoài tới chơi ? Bác “đi”
không ? “Đi” một đứa hay cả hai cũng được,
“xâu” luôn nha !”.
Tôi mĩm cười : “Hai cô ăn uống gì không,
tôi mời đó. Tôi ở xa mới tới đây, ngày mai
đi rồi”. Tôi gọi ba tô mì và nước
dừa tươi. Sau một vài phút thì thầm gợi
chuyện, có lẽ thấy tôi là một “ông già”
không có tình ý gì xấu, hai cô bắt đầu cởi mở
hơn, gọi tôi bằng ông và tự xưng
là cháu, và vừa nói chuyện vừa
nhìn
quanh. Thông thường, các cô gái làm nghề này
lâu năm thì trường đời đã dạy thêm
chua ngoa, lừa lọc, phịa chuyện đau thương để
làm động lòng khách, nhưng riêng
với hai cô gái này, tôi nhận thấy vẫn còn chất
đồng quê chân thật. Hơn nữa, tôi
chỉ gợi chuyện hỏi về những điều không đi sâu
vào đời sống riêng tư và đường dây
chuyển người. Tôi được biết : - Hai cô gái này
đều 18 tuổi, quê ở Vĩnh Long,
sang đây được gần một tháng nay. Cuối tháng sẽ
đi phà qua quận Batam ở Nam Dương
rồi về lại Singapore, ở thêm mỗi lần như vậy
được một tháng như là khách du lịch,
nhưng chỉ tối đa được ba lần mà thôi. Tôi được
biết thêm là tại khu vực này đa
số đều là gái từ miền Nam qua, gọi là đi du
lịch hoặc xin học nghề, có người bảo
lãnh lo mọi thủ tục. Có luôn cả người đi theo
canh chừng. Các cô lén chỉ cho tôi
mấy gã thanh niên đang ngồi ăn ở góc quán.
Không được ngồi chơi với khách, phải
dẫn khách đi ngay vào nhà trọ thuê phòng, hoặc
qua giờ hoặc qua đêm. Nếu ngồi nói
chuyện lâu thì phải trả tiền như là “bao
trọn”, với sự đồng ý của mấy gã “đầu gấu”,
cũng toàn là người Việt, hoặc là phải “báo
cáo” với má-mì. Phần đông các cô đều
là gái miền quê, muốn đi tìm chồng ở Singapore
hoặc được cam kết cho đi học nghề,
nhưng thực ra là qua đây bị ép buộc phải “đi
khách”. Trước khi đi phải đóng tiền
thế chân khoảng 2.000 mỹ kim cho môi giới, và
mỗi tháng phải đóng tại đây 700
tiền đô la Sin. Còn lại bao nhiêu thì được
tiêu xài hoặc gửi về gia đình. Trung
bình mỗi cô “làm” được khoảng 1000 đô Sin mỗi
tháng nếu đắt khách, nhưng những
cô lớn tuổi, từ 25 trở lên đều bị chê là già,
không ai gọi đi. Càng trẻ càng có
giá, tôi được biết thêm là có nhiều cô chỉ mới
15 tuổi cũng đi “học nghề” và được
khách ở Singapore ưa chuộng “tuổi trẻ” lắm. Ở
Singapore có một khu riêng chỉ toàn
gái dưới 15 tuổi, cũng từ Việt Nam qua. Tôi im
lặng ngồi nghe, rợn người, thỉnh
thoảng gợi thêm chuyện để tìm hiểu. Các cô
được đưa qua đây, 10 cô ở chung một
phòng, ăn uống tự túc, ban ngày ngủ, ban đêm
ra phố “làm việc”, có đầu gấu đi
theo để thu tiền và bảo vệ. Gia đình ở quê nhà
chỉ biết lo chạy tiền, vay nợ, để
gửi con gái mình đi học nghề ở nước ngoài.
Đang ngồi nói chuyện, có má-mì cũng
người Việt đến bàn hỏi hai cô là tôi có “đi”
không ? Tôi vội trả lời thay, là tôi
chỉ ngồi ăn uống cho vui thôi. Má-mì giục hai
cô ra xe taxi chờ sẵn vì có khách
bao đi đêm, tôi phải trả 10 đô Sin cho buổi
nói chuyện ngắn ngủi này, coi như là
tiền “tiếp khách chay”. Hai cô
chào tôi
rồi chạy ra xe, taxi lách qua dòng người mất
hút vào đám đông.
Tôi thẩn thờ
quay về nhà trọ, đi giữa đám đông xa lạ, chợt
thấy mình lạc lõng bơ vơ. Tôi nghe
nói là Singapore gần đây đã nới lỏng việc phục
vụ khách du lịch về mọi phương
diện, kể cả mại dâm trá hình, để tăng trưởng
kinh tế và nhất là để đáp ứng nhu
cầu cho dân số nam nhiều hơn nữ. Riêng về ma
túy thì kiểm soát rất gắt gao, vẫn
còn thực thi án tử hình. Ở Singapore hiện nay,
tìm được một người vợ vừa ý và làm
đám cưới là một điều ảo tưởng, đa số đàn ông
không thể thực hiện được. Các cô gái
Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đó, qua nhiều
đường dây môi giới. Lịch sử Dân Tộc
chúng ta trước đây chưa bao giờ xảy ra hiện
tượng buôn người ra nước ngoài như
hiện nay.
Tôi bước đi giữa
dòng người nơi xứ lạ, tại một khu vực nghèo
nàn, hổn tạp, mà lòng tôi xốn xang.
Thương nước, thương cho các thế hệ tuổi trẻ
cùng chung dòng máu phải tìm mọi cách
qua xứ người để bán thân nuôi mình và gia
đình, và luôn cả thương mình đang lưu
vong. Hình ảnh căn nhà nghỉ mát nguy nga của
cô con gái thủ tướng việt cộng tai
bờ biển Nha Trang, hình ảnh “Miếu Ba Cô” trên
đảo Galang, hình ảnh chiếc xe
taxi chở hai cô gái Vĩnh Long bằng tuổi
con-cháu tôi chạy vù trong bóng đêm tai
khu Geylang, đi về đâu và sẽ bị dày vò trong
vòng tay ai... đang âm thầm bước
theo tôi, sẽ đồng hành cho đến cuối hành trình
còn lại trong đời. Và câu nói của
cô gái bán thân gửi về cho mẹ 50 đô la Sin “Chắc
má tao mừng lắm”,
mãi còn văng vẳng bên tai tôi. Dân Tộc tôi
dưới chế độ cộng sản thực sự là một
khổ nạn đến tận cùng !. Mong rằng hai chữ
“lương tâm” của con người sẽ không còn
nằm im trên trang giấy trong tự điển.
Võ
Đại Tôn
Chiều Geylang,
Singapore.
Subscribe to:
Posts (Atom)